Đền Ngọc Sơn không chỉ sở hữu vẻ đẹp cổ kính, mang ý nghĩa tâm linh đã tồn tại cùng với những thăng trầm của mảnh đất Thăng Long, mà đây còn là niềm tự hào của người dân Hà Thành. Đến đây, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng các tài liệu lịch sử, văn hóa của dân tộc và khám phá kiến trúc độc đáo đã tồn tại qua bao biến của lịch sử.Cùng Savaco Tourist tìm hiểu rõ hơn về đền Ngọc Sơn – Hà Nội qua bài viết sau đây nhé.
► Tham khảo: TOUR HÀ NỘI - NINH BÌNH - HẠ LONG - YÊN TỬ 3N2D - HÀNH TRÌNH CỦA THANH XUÂN
Một vài nét về đền Ngọc Sơn – Hà Nội
Lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn thuộc cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm, tọa lạc trên một gò đất được gọi là đảo Ngọc Sơn ở phía Đông Bắc của hồ Gươm. Trải qua nhiều biến động lịch sử, nhưng đền Ngọc Sơn vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày hôm nay.
Quá trình hình thành ngôi đền này cũng lắm thăng trầm và gắn liền với lịch sử đất nước:
Đền được xây dựng vào thế kỉ 19, để thờ Quan đế đã giúp trấn áp điều ác, mang đến điều tốt lành cho người dân. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, người đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng.
Cho tới đời Trần đổi thành Ngọc Sơn là nơi thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh chống quân Nguyên – Mông bảo vệ Tổ quốc. Ít lâu sau, ngôi đền bị sụp đổ.
Đến thời nhà Lê ở triều vua Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang đã dựng Cung Khánh Thụy và đắp hai quả núi đất trên bờ đất phía Đông, đối diện Đền Ngọc Sơn. Cuối đời nhà Lê, cung Khánh Thụy bị phá hủy một phần và được người dân làng Tả Khánh phục dựng lại, gọi tên là đền Khánh Thụy nằm hướng ra đền Ngọc Sơn.
Sau đó, một nhà từ thiện có tên Tín Trai đã xây dựng Chùa Ngọc Sơn tại vị trí của cung Khánh Thụy khi xưa, quay mặt về phía Nam.
Tiếp đó, ngôi chùa lại được nhượng cho một hội từ thiện khác, đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội đã quyết định bỏ gác chuông, tu sửa và đặt tượng Văn Xương Đế Quân, lấy tên là đền Ngọc Sơn.
Đền Ngọc Sơn – Hà Nội được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2013.
► Tham khảo: TOUR HÀ NỘI - NINH BÌNH - HẠ LONG - YÊN TỬ - CHÙA HƯƠNG 5N4D
Đền Ngọc Sơn thờ ai?
Đây là nơi thờ anh hùng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân trong Tam Sinh Tam Thế, một vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc cho sĩ nhân.
Ngoài ra thì nơi đây cũng thờ Phật, ban Công Đồng, Tam Tòa Thánh Mẫu,…Điều này thể hiện rõ quan niệm tam giáo đồng nguyên của người Việt thời bấy giờ trong Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Có thể nhận thấy sự hòa hợp này thông qua sự sắp xếp, đan xen giữa cách bài trí, đền thờ, hoành phi và kiến trúc của đền Ngọc Sơn.
Phương tiện di chuyển đến đền Ngọc Sơn - Hà Nội
Bạn có thể di chuyển đến Đền Ngọc Sơn bằng nhiều phương tiện khác nhau như: xe máy, oto hoặc phương tiện công cộng. Nếu đi xe buýt, du khách có thể chọn tuyến 36, 08, 31, 14 đều có lộ trình đi ngang qua đền
Lưu ý:
Nếu bạn sử dụng xe máy thì để xe đúng nơi quy định trong khu vực phố đi bộ Hà Nội.
Cuối tuần thành phố sẽ cấm phương tiện lưu thông trên tuyến phố đi bộ Hồ Gươm. Nếu bạn đến đây cuối tuần cần lưu ý để chọn phương tiện và điểm dừng phù hợp.
Đền Ngọc Sơn – Hà Nội có gì đặc biệt?
Kiến trúc độc đáo
Qua nhiều lần trùng tu nhưng đến Ngọc Sơn vẫn được kiến trúc cổ kính vốn có. Ở bên ngoài cổng, bạn sẽ nhìn thấy bức tường với bảng rồng, bảng hổ với 2 câu đối nói về việc học hành, thi cử. Hằng năm, đến vào mùa thi cử có hàng trăm phụ huynh và học sinh đến đây để cầu may.
Tiếp đến, khi đi qua cầu Thê Húc bạn sẽ vào Đắc Nguyệt Lâu hay còn gọi là lầu hứng trăng, lầu được thiết kế với mái vòm 2 tầng với phù điêu gợn mây 4 góc. Ở bên trên còn có hai bức tranh đắp nổi gồm bức Hoành Phi Long Mã Hà Đồ và bức Hoành Phi Thần Quy Lạc Thư.
Công trình Tháp Bút – Đài Nghiên
Khi tham quan đền Ngọc sơn bạn sẽ bắt gặp ngay hình ảnh một ngọn tháp cao 5 tầng được làm bằng đá có hình dáng vô cùng ấn tượng, đó chính là Tháp Bút. Được xây dựng vào năm 1865, với chiều cao 9m nằm trên núi Ngọc Bộ, tháp đã trải qua hơn 150 năm lịch sử tính đến hiện nay. Đặc biệt, trên tháp còn khắc dòng chữ “Tả Thanh Thiên” có ý nghĩa “Viết Lên Trời Xanh” mang hàm ý khẳng định ý chí của tầng lớp tri thức, đặt tầm vóc của mình sánh ngang đất trời.
Bên dưới chân tháp Bút là có một Đài Nghiên được chế tác từ đá xanh và được ba con thiềm thừ nâng đỡ, trên thân nghiên khắc một bài thơ của nho sĩ Nguyễn Văn Siêu. Nếu bạn đến tham quan vào lúc mặt trời ngay trên đỉnh đầu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh bóng Tháp Bút chấm chính xác vào giữa lòng Đài Nghiên, tạo nên khoảnh khắc độc đáo khó quên
Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc là một cây cầu được làm bằng gỗ, có hình dáng “cong cong như con tôm” và được sơn bằng màu đỏ. Tên gọi “Thê Húc” mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt, “Thê Húc” có nghĩa là “nơi đậu tia nắng Mặt Trời buổi sáng sớm”. Đây là một biểu tượng đặc trưng cho thần Mặt Trời và cũng là con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Bên trong khu đền thờ của đền Ngọc Sơn
Bên trong là nơi thờ 2 vị thần nổi danh trong lịch sử là Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Văn Xương Đế Quân. Kiến trúc của cả hai khu đền thờ đều mang đậm nét đặc trưng của phong cách các ngôi chùa ở phía Bắc. Trong đền đặt 2 bức tượng lớn, một là tượng Đức Thánh Trần đặt tại hậu cung, hai là tượng Văn Xương Đế Quân tay đang cầm chiếc bút lông mang phong thái vô cùng khí chất.
Điểm đặc biệt thu hút sự chú ý của du khách đến tham quan đền Ngọc Sơn là nơi trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm. Với bên trái là bản sao của cụ rùa qua đời vào năm 1967, còn bên phải là bản sao cụ rùa cuối cùng được tìm thấy vào năm 2016, cả hai tiêu bản đều được xử lý theo phương pháp nhựa hóa. Nếu có dịp đến đền Ngọc Sơn, bạn không nên bỏ qua khu vực này.
Một số lưu ý khi ghé thăm đền Ngọc Sơn – Hà Nội
Đền Ngọc Sơn là địa điểm du lịch nổi tiếng linh thiêng vì vậy nếu tham quan bạn cần lưu ý những điều sau đây nhé:
- Chọn trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với chốn tâm linh
- Không đặt tiền thật hoặc tiền âm phủ trên bàn thờ hoặc đài hành lễ.
- Rượu, bia, thuốc lá không được đặt trên bàn thờ Phật, nhưng có thể đặt trên bàn thờ Thánh
- Nên đi nhẹ, nói nhỏ, tránh gây ồn ào. Lúc thắp hương, không đội mũ, che ô, hút thuốc.
- Không xả rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến cảnh quan của đền
- Khi vào chính điện của đền, chùa không được vào bằng cửa chính mà phải qua hai cửa phụ, đồng thời không được dẫm lên bậu cửa.
Đền Ngọc Sơn-Hà Nội là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc và tâm linh. Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm ngôi đền này khi ghé thăm vùng đất thủ đô nhé. Nếu bạn còn e ngại về chuyến đi ghé thăm đền Ngọc Sơn – Hà Nội thì liên hệ ngay cho nhà Savaco Tourist ngay để có một chuyến đi trọn vẹn nhé.
► Xem thêm: